– Các bạn nên theo phong cách trả lời tự nhiên, đi thẳng vào vấn đề được hỏi. Part 1 chỉ là small talk mào đầu, bạn nên nói trung bình tầm 2 câu (trong đó có 1 câu phức là đủ), nhất là các bạn nói chậm thì không nên nói dài phần này. Nếu thiếu time giám khảo sẽ cắt vào phần 1 phút chuẩn bị cho part 2 thì bạn sẽ dễ bị tâm lí nên part 1 hãy thật ngắn gọn, dễ hiểu ko cần show off vocab gì cả nhưng cần trôi chảy và đừng cụt lủn quá nhé.
– Part 2 các bạn cũng nên bám sát các cue trong đề để ko lan man. Không nên dùng những cấu trúc kiểu “memorised” như I’m going to talk about hay I’d like to talk about… vì rất nhàm chán. Thay vào đó bạn hãy dẫn vào topic bằng cách nói dông dài về sở thích của mình hay trải nghiệm trong quá khứ mà có liên quan đến topic.
– Hãy luyện mỉm cười sau khi giới thiệu tên bạn, cười giúp bản thân mình bình tĩnh và đỡ áp lực mà khiến giám khảo cũng đỡ căng. Nếu bạn có thể làm giám khảo cười với một câu trả lời nào đó trong part 1 thì càng tốt, kiểu như hỏi cháu thích holiday nào nhất thì bạn có thể nói: cháu thích Tết vì Tết không phải đi học và được nhận tiền lì xì… những câu trả lời chân thật, gây bất ngờ cho giám khảo sẽ khiến công việc chấm thi của họ đỡ nhàm chán hơn và tất nhiên họ cũng sẽ “supportive” hơn. Đó là điều mọi thí sinh đều mong muốn.
– Ngày càng có nhiều bạn ôn theo bộ đề dự đoán, là do phần lớn các bạn đi thi đều trong tình trạng last minute – nước đến chân mới chạy, mình cũng vậy thôi nhưng mình rút ra là nếu chỉ ôn trong bộ đề, các bạn sẽ không biết phản xạ tiếng Anh thực của mình đến đâu. Hơn nữa lúc thi sẽ có phản ứng cố nhớ xem câu đó ở nhà mình trả lời là gì nên các thầy bắt bài ngay. Rút ra là ôn theo bộ đề cũng được nhưng quan trọng là phản xạ của mình, trước khi thi hãy luyện ngoài bộ đề để xem mình nói có thực sự tự nhiên, trôi chảy hay không nhé, có thể là sách Cam hoặc các bộ đề năm trước chẳng hạn.
– Thêm nữa là cách trả lời của Mat Clark thực sự không hợp với tình hình các giám khảo phải chạy xô chấm thi như hiện nay. Dùng quá nhiều “redundant words” – cụm từ thừa trong câu trả lời sẽ chỉ khiến giám khảo thiếu kiên nhẫn và thậm chí là tỏ thái độ ra mặt, sẽ khiến bạn bối rối.
– Thời gian thi cũng rất quan trọng. Mình là “morning person” nên cả não và miệng hoạt động tốt nhất vào buổi sáng, nên cần book các ca thi sớm trong ngày nhất có thể.
– Gặp giám khảo khó tính thì làm thế nào? Chỉ có cách chuẩn bị thật tốt thôi. Dạo này một phần vì các bạn có xu hướng học thuộc nên có 1 số thầy chấm gắt hơn và ngắt lời thí sinh liên tục. Nên khi ôn thi các bạn hãy kiếm 1 bạn học cùng và hỏi mình kiểu ngắt lời hỏi xoáy đáp xoay vậy xem phản xạ của bạn thế nào nhé. Dưới đây mình có soạn một số đề mẫu Mock Test các bạn đang ôn thi có thể dùng để luyện cùng nhau theo cách mình vừa nói nhé.
– Và quan trọng nhất là trước ngày thi speaking 1 tháng bạn hãy luyện tăng cường shadowing nhại lại các kênh người bản xứ nói như CNBC Make it, youtube bloggers bản địa, celebrity interview shows để cải thiện ngữ điệu nhé
Kinh nghiệm viết luân Ielts WRITING 8.0: https://idvielts.com/kinh-nghiem-viet-luan-ielts-band-8/
Khóa học Ielts Chuyên Sâu 6.5 – 8.0: https://idvielts.com/category/khaigiang/
Follow Dương trên các Facebook sau để học các bài học Ielts 8.0+ hoàn toàn miễn phí và cập nhật nhất các bạn nhé:
56 ý kiến cho "Kinh nghiệm thi Ielts Speaking điểm cao"