Cách làm Ielts Reading 9.0 - IELTS IDV

Cách làm Ielts Reading 9.0

Cách làm Ielts Reading đạt điểm cao – Cách làm từng dạng bài Ielts Reading by cô Duong Vu (Facebook)

Đầu tiên và quan trọng nhất các bạn phải cương quyết chuyển sang dùng từ điển Anh – Anh để tra từ mới (Cambridge online chẳng hạn). Chìa khóa để học tốt 4 kĩ năng Ielts cả READING, LISTENING, SPEAKING, WRITING chính là PARAPHRASE (những cách diễn đạt khác nhau nhưng có cùng 1 nghĩa). Và cách tốt nhất để nâng cao vốn Paraphrasetừ vựng chính là cuốn từ điển Anh – Anh. Tất cả các bạn thành thạo tiếng Anh đều đã làm như vậy. Có thể ban đầu tra từ Anh-Anh sẽ rất khó vì tra từ này lại phải tra tiếp từ khác mới hiểu được, hoặc các bạn đoán nghĩa dựa vào ngữ cảnh (những từ xung quanh từ đó, những câu ví dụ từ điển đưa ra….), hoặc các bạn cũng có thể dùng google image để tìm kiếm hình ảnh của từ đó là gì. Nhìn chung là quyết tâm không dùng từ điển Anh-Việt trừ khi đã thử hết mọi cách trên. Tra từ điển Anh – Anh còn giúp bạn rèn được tư duy nghĩ bằng tiếng Anh do đó không còn phải dịch trước khi nói.

Quay trở về với kĩ năng READING: Nguyên tắc của Ielts Readingđọc có mục đích, luôn biết rõ mình đọc để tìm CÁI GÌ => LUÔN ĐỌC CÂU HỎI TRƯỚC: yêu cầu thế nào, cần điền bao nhiêu từ, có thể chọn bao nhiêu đáp án, đáp án có thể trùng nhau không, là dạng TRUE/ FASLE hay YES/ NO…

Keyword Technique: Luôn phải dựa vào từ khóa câu hỏi và từ khóa trong bài, không được suy luận vô căn cứ. Từ khóa trong bài không nhất thiết phải y hệt câu hỏi mà chỉ là đồng nghĩa, gần nghĩa (paraphrase)

  • Luôn làm các dạng Matching SAU CÙNG (Info, Heading, tên người)
  • Xác định đúng TỪ KHÓA trong câu hỏi (đặc biệt từ khóa tên riêng, viết hoa, mốc time)  tìm đúng vị trí đoạn văn chứa từ khóa đó hoặc đồng nghĩa, gần nghĩa (synonym/ paraphrase) của từ khóa đó là cách làm đúng nhất.
  • Nếu không thể trả lời một câu hỏi nào đó trong vòng 1 – 1.5 phút, hãy chọn đáp án phù hợp nhất rồi quay lại sau nếu còn thời gian. Thường các câu theo thứ tự đoạn văn nên nếu bạn tìm được đáp án câu sau rất có thể đáp án câu bạn chưa tìm ra sẽ ở đoạn trước đó.
  • Làm các đoạn văn theo đúng thứ tự, đoạn 1 thường dễ nên cố làm trong 12 phút, cố gắng dành nhiều thời gian hơn cho đoạn 2 và 3. Câu hỏi dễ như điền từ thì làm trước, các dạng matching khó thì làm sau.
  • Khi đọc cần hiểu đúng nghĩa các từ nối để hiểu cách triển khai và hàm ý của tác giả. (cần ngữ pháp vững)

Dạng Matching Heading (tiêu đề) (Làm đề Cam 8 – Test 1 – Passage 2), các bước làm như sau:

  • Luôn làm câu hỏi dạng matching tiêu đề sau
  • Luôn có 1 vài tiêu đề thừa, nên chỉ khớp từng đoạn văn với tiêu đề, không làm ngược lại
  • Đầu tiên đọc qua câu hỏi (với dạng này chính là các tiêu đề – headings), gạch chân từ khóa câu hỏi, hình dung ra từ đồng nghĩa hay có liên quan tới các từ đó (WORD FAMILY). Việc này giúp các bạn scan nhạy hơn vì thường từ khóa trong tiêu đềtừ khóa trong đoạn văn chỉ là paraphrase của nhau thôi chứ không y hệt.
  • Sau khi đọc lướt qua tiêu đề thì đọc từng đoạn văn, đọc kĩ câu đầu và cuối đoạn, thấy xuất hiện từ khóa hay từ có liên quan đến tiêu đề nào thì đọc thêm các câu xung quanh, đầu cuối đoạn văn đó, rồi rà soát các tiêu đề => khớp luôn với tiêu đề phù hợp nhất (không suy nghĩ quá lâu, nếu sang đoạn khác thấy hợp hơn bạn vẫn có thể sửa lại mà)
  • Cứ như thế đọc và làm lần lượt từng đoạn cho đến hết, xem lại các đáp án đã hợp lí chưa.

Matching info với đoạn văn (Làm đề Cam 8 – Test 1 – Passage 1), các bước làm như sau:

  • Đọc từng mẩu info, gạch chân từ khóa chính (để biết dạng thông tin đó là 1 explanation, reason hay example, reference, details…Cái này giúp bạn không tìm sai đoạn văn vì sẽ liên quan đến những từ nối như because, for example….Bạn nên lưu ý cả từ khóa tên riêng, viết hoa, mốc time, danh từ chính…), hình dung từ đồng nghĩa/ từ có liên quan với từ khóa để tìm ra đoạn văn càng nhanh càng tốt.
  • Scan bài đọc tìm từ khóa, đọc kĩ đoạn chứa từ khóa để chắc chắn khớp với info đó, nếu đề bài KHÔNG ghi là đáp án có thể trùng lặp thì đoạn nào đã chọn rồi bạn gạch hay viết ra cạnh để đỡ mất công đọc lại.

Matching Name (Làm đề Cam 8 – Test 1 – Passage 1), các bước làm như sau:

  • Đọc qua các mẩu thông tin cần khớp với tên, gạch chân từ khóa, hình dung ra từ đồng nghĩa hay có liên quan tới các từ đó.
  • Tìm vị trí xuất hiện từng tên riêng trong bài đọc, đọc tất cả đoạn có tên đó, phân tích cách paraphrase và khớp với mẩu info phù hợp.
  • Cứ như thế làm từng câu hỏi cho đến hết
  • Một số dạng bài matching info với name (info là câu hỏi, name là option) thì sẽ có 1 vài name thừa nên bạn nên kết hợp tìm kiếm cả info lẫn name trong bài đọc để loại trừ cho nhanh.

Điền Từ (vào đoạn summary/ Table/ Diagram/ Process…)

(Làm đề Cam 8 – Test 1 – Passage 1 & Test 2 – Passage 1)

  • Đọc qua đoạn hay diagram cần điền, xác định phần thông tin đó nằm ở đoạn nào trong bài đọc (thường là đoạn tiếp theo đoạn của phần câu hỏi trước đó)
  • Đọc cả câu, những từ, mệnh đề xung quanh chỗ cần điền, xác định từ khóa để tìm thông tin tương ứng trong bài đọc. Đồng thời dựa vào cấu trúc ngữ pháp để xác định từ loại cần điền là danh từ, động từ, tính từ…
  • Đọc phần thông tin trong đoạn văn có chứa từ khóa và tìm từ cần điền, đảm bảo chắc chắn phù hợp cả nghĩa và dạng từ.
  • Xem lại tất cả các từ vừa điền xong

 

Dạng TRUE/ FALSE/ NOT GIVEN (YES/ NO/ NG) (Làm đề Cam 8 – Test 1 – Passage 2)

  • Chú ý đọc đề bài để biết dạng True/ false (dạng fact) hay Yes/ No (dạng opinion của tác giả)
  • Chia câu đó thành các phần thông tin (chủ ngữ, vị ngữ, thời gian, địa điểm, tần suất…), xác định từ khóa chính (tên riêng, viết hoa, số lượng, mốc time, danh từ chính…), tìm và khớp với thông tin trong bài
  • Nếu các phần thông tin đều khớp nghĩa với nội dung bài đọc vừa tìm được => TRUE/ YES
  • Nếu có 1 hay nhiều chỗ khác nghĩa thì hoặc là F (NO) hoặc là NG

Cách phân biệt F (NO) và NG

  • Dạng 1: Có so sánh: Nếu 2 đối tượng đều được nhắc đến trong bài đọc nhưng KHÔNG có so sánh hoặc 1 đối tượng KHÔNG có trong bài đọc => là NG. Nếu 2 đối tượng đều có trong bài đọc và tính chất so sánh không giống câu đó thì là F (NO)
  • Dạng 2 không so sánh: Tìm xem có các Quantifiers (định lượng, mức độ): still, also, already, only, very, quite, every, before, after …và so sánh với quantifier có trong bài đọc (scan keywords), nếu khác NGHĨA thì là F. Nếu trong bài KHÔNG có quantifiers hoặc không có cách diễn đạt tương tự (paraphrase) thì là NG. Không nên mất quá nhiều thời gian suy luận cho 1 câu, nếu cố tìm cũng không thấy thông tin đó thì cứ chọn NG.
  • Càng biết nhiều cách diễn đạt cùng 1 ý (Paraphrase) thì bạn sẽ càng làm nhanh và chuẩn xác dạng bài này. Hãy dùng từ điển Anh – Anh để nâng paraphrase nhanh nhất.

 

MCQ – Multiple choice question (Làm đề Cam 8 – Test 4 – Passage 1)

  • Các câu hỏi thường theo trật tự đoạn văn
  • Đọc câu hỏi trước, xác định keyword câu hỏi (tên riêng, viết hoa, mốc time, danh từ chính…), hình dung các từ đồng nghĩa hoặc liên quan đến keywords
  • Tìm keywords/ từ liên quan đó trong bài đọc để tìm ra đoạn thông tin có chứa câu trả lời và khớp thông tin đó với option đúng, tô đáp án
  • Với dạng câu hỏi là paraphrases và các options đều xuất hiện trong đoạn văn tìm được, bạn cần cảnh giác suy luận đáp án sát nhất.

Sentence completion (Nối 2 mệnh đề thành câu) (Làm đề Cam 8 – Test 4 – Passage 2)

  • Đọc lướt qua các mệnh đề cần khớp, nắm từ khóa, từ đồng nghĩa
  • Đọc câu hỏi cần khớp, gạch chân từ khóa, scan trong bài đọc
  • Đọc đoạn chứa từ khóa và khớp với option mệnh đề có thông tin phù hợp nhất
  • Dùng các quy tắc ngữ pháp để loại trừ option không hợp về ngữ pháp

Info Classification  (Lọc thông tin có trong bài) (Làm đề Cam 9 – Test 3 – Passage 2)

  • Cách làm giống Matching info
  • Làm cuối cùng, nếu có các phần câu hỏi khác

VOCAB – Từ vựng nhiều là điểm ắt cao

  • Ít nhất bạn cần nắm vững 3000 từ thông dụng nhất. Luôn học từ vựng trong ngữ cảnh, gắn với 1 hình ảnh cho dễ nhớ (visual learning)
  • Luôn đoán nghĩa trước khi tra từ điển, dựa vào những từ nối xung quanh nó chỉ quan hệ tương đồng hay đối lập…
  • Khi tra từ điển (chỉ dùng Anh-Anh) chú ý cả phát âm, phiên âm, từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa, tiền tố, hậu tố (học theo: WORD FAMILY: develop, development, underdeveloped…)
  • Tra từ điển Cambridge online để học tất cả các nghĩa khác nhau của cùng 1 từ & Các cách kết hợp từ tự nhiên của từ đó (collocations). Học từ theo cấp độ tăng dần từ A1 đến C2 (level dễ học trước)
  • Khi làm xong 1 bài Reading cần note lại những cụm từ hay, collocations và cụm từ giúp tìm ra đáp án để ôn tập lại.

1 ý kiến ​​cho "Cách làm Ielts Reading 9.0"

Để lại bình luận

0 Scroll
0982399830
0982399830