50 IELTS SPEAKING TIPS
Những kinh nghiệm và lưu ý khi đi thi nói Ielts.
– Hãy thực hành tự nói với mình 1 chút trước khi thi để khởi động English mode
– Không nên tỏ ra quá thân mật: lúc vào chỉ cần chào good afternoon/ good morning + sir/ madam. Không nên hỏi How are u today, họ không trả lời bạn sẽ rất bối rối. Sau khi giám khảo đã start test và chào/ giới thiệu tên của họ thì mình mới nói: Hello, my name is… Khi họ mời ngồi thì nói “Thank you” là đủ.
– Giám khảo sẽ cố tình hỏi chen ngang, ngắt lời bạn bất cứ lúc nào để kiểm tra khả năng phản xạ tiếng Anh tự nhiên, đảm bảo thí sinh không học thuộc bài. Trước khi thi bạn phải nhờ ai đó thực hành hỏi đúng y như vậy để lúc thi không bị lúng túng nhé.
- Ngồi sau khi giám khảo đã ngồi, và hạn chế bắt chéo chân
- Hãy chờ ở ngoài, giám khảo sẽ ra gọi bạn khi tới lượt
- Không nên nói quá nhanh vì nhanh không có nghĩa là trôi chảy. Nếu cố nói nhanh bạn sẽ bị vấp hoặc lướt âm khiến giám khảo khó nghe được ý bạn.
- Part 1 giám khảo sẽ không nhắc lại câu hỏi nên bạn cần nghe tập trung và học theo bộ đề trước. Tuy nhiên, nếu bạn không hiểu rõ câu hỏi trong part 3, hoàn toàn có thể hỏi lại giám khảo: I’m sorry I didn’t catch that. Would you mind repeating the question?
- Đừng nói lòng vòng, hãy trả lời thẳng vào vấn đề và diễn giải ra
- Part 1 luôn trả lời với một vài câu chi tiết chứ không nên chỉ là Yes/ No. (người khác thì sao, quá khứ hay tương lai thì thế nào…?)
- Trung thực trong các câu trả lời là cần thiết, tuy nhiên với một số câu hỏi, bạn sẽ phải sáng tác câu trả lời để thể hiện khả năng ngôn ngữ của mình thay vì nói thật là không biết. Dù sao đây cũng chỉ là kiểm tra ngôn ngữ chứ đâu phải hỏi cung nhỉ?
- Nói có ngữ điệu, không nên xuống giọng khi chưa nói hết ý; nên nói to hơn, ngân dài nguyên âm đánh trọng âm ở những từ mang thông tin quan trọng, đừng nói đều đều như một cái máy. Ngữ điệu tự nhiên là cái mà các bạn học thuộc câu trả lời khó mà fake được.
- Nhìn vào giám khảo khi nói và sử dụng ngôn ngữ cơ thể phù hợp, tự nhiên. Cần thể hiện thái độ tích cực, nói to, rõ ràng
- Luôn nhớ rằng bạn đang nói với một người chứ không phải máy thu âm vì thế hãy mỉm cười
- Trong phần 2 hãy đọc cue card 2 lần để không lạc đề, nên dùng nhiều tính từ, trạng từ vì part 2 là mô tả
- Không nhất thiết phải nói tất cả các CUE trong part 2 cứ nói trôi chảy theo ý mình và ko lạc đề là ok nhé
- Khi gặp chủ đề khó, hãy BÌNH TĨNH, bạn luôn biết nhiều hơn mình nghĩ và có rất nhiều cách diễn giải, đưa ra lí do…
- Hãy nói tên riêng chậm và rõ ràng. Nếu nói một địa danh lạ bằng tiếng địa phương, bạn phải giải thích đó là cái gì để người nghe hiểu
- Đừng cố lái sang một chủ đề khác hoàn toàn vì điều đó cho thấy bạn không thể nói về chủ đề đó, thay vào đó hãy giải thích vì sao bạn thấy chủ đề đó mới lạ với mình và nói về cái tương tự (vd: nếu quá bí, bạn có thể nói về indoor sports thay vì outdoor sports, miễn vẫn là sports)
- Nếu phần 2, giám khảo có stop bạn do hết thời gian thì cũng đừng lo, điều đó không ảnh hưởng gì
- Trong phần 2 hãy ghi các ý cần nói ra giấy và hình dung trong đầu bức tranh bạn sắp nói bao gồm những gì, nếu không khi nói bạn sẽ quên
- Không nên hỏi điểm khi bạn thi xong
- Không nên nói “I hope to see you again”
- Không nên nói “I hope to never see you again”
- Gặp câu hỏi khó bạn có thể bình luận “That’s an interesting/ a tough question”. Không nên nói “stupid question”.
- Không được tỏ thái độ vô lễ nhạo bang người chấm thi
- Đừng cố nhớ một từ nào đó quá lâu, hãy diễn giải ý theo cách khác để giữ mạch trôi chảy (fluency)
- Giám khảo sẽ không thể hiện thái độ hay nói ra bạn đang làm tốt hay không, tuy nhiên không ngoại trừ trường hợp giám khảo sẽ cau mày hay có body language khác là hoàn toàn tự nhiên thôi
- Đừng nói lẩm bẩm khi suy nghĩ câu trả lời, không nên lặp lại hết các từ trong câu hỏi
- Dùng ngôn ngữ lịch sự, không nói cộc lốc: “Never”, “What” mà hãy nói could you please…
- Không nên nhìn chắm chằm vào giám khảo khi bạn không hiểu rõ câu hỏi
- Im lặng không phải là vàng khi đi thi Ielts, hãy đảm bảo bạn nói tối đa thời gian cho đến khi họ ngắt lời.
- Nếu muốn nhắc lại câu hỏi để kéo dài thời gian tìm câu trả lời, hãy sử dụng ngôn từ khác để PARAPHRASE lại lời giám khảo.
- Không nên hỏi giám khảo cách trả lời thế nào
- Trong phần 2 hãy cố dùng thật nhiều trạng từ và tính từ vì đây là phần mô tả
- Nói về điều gì đó gây hứng thú với giám khảo cũng là 1 cách để ghi điểm (nhưng đừng cố nếu bạn ko khéo), hãy thật tự nhiên
- Dùng used to khi nói về quá khứ, kể chuyện
- Dùng would thay vì will đối với phần nói mang tính giả thuyết, không chắc chắn về tương lai.
- Từ ngữ đơn giản như good, bad, nice chỉ đạt band 5, để đạt điểm cao bạn phải dùng từ đa dạng hơn. Tuy nhiên cũng đừng mất quá nhiều thời gian để nghĩ ra BIG words, fluency quan trọng hơn.
- Cố gắng sử dụng đa dạng các thời khi nói
- Nghe câu hỏi thật kĩ, nhất là từ để hỏi bắt đầu với WH
- Sử dụng từ lấp khoảng trống thay vì ờ ờ như: well, so, I mean, actually, you know, like, hoặc các câu để “buy time” như “well, that’s a tough/ interesting question.”/ “Well, I’ve never thought about it before” / well, let me see…nhưng KHÔNG quá lạm dụng
- Sử dụng cấu trúc câu đa dạng: câu đơn, câu ghép, câu tường thuật, chủ động, bị động, đại từ quan hệ, câu có chủ ngữ giả (there is/ are; It is…..to V.…)
- Không nên dùng “AS I SAID BEFORE…” (câu này ám chỉ người nghe không nghe được bạn hay sao)/ hãy dùng “As I MENTIONED before…”
- Nói câu đầy đủ thành phần, đúng ngữ pháp
- Bạn lưu ý part 1, 2 là về bản thân nhưng part 3 về General issues nên KHÔNG nói về bản thân trong part 3 mà nói về mọi người nói chung; trừ khi giám khảo hỏi về bạn (YOU).
- Luôn sử dụng các từ nối để câu trả lời mạch lạc, lô gic.
- Trước khi bước vào phòng thi hãy hít một hơi thật sâu
- Đừng lo lắng về giọng của bạn chưa được bản xứ, hãy nói tự nhiên, rõ ràng
- Đừng lo lắng khi mắc lỗi, mọi người đều mắc vài lỗi nhỏ về từ ngữ (số nhiều ít…) hay ngữ pháp khi nói.
- Đừng nói bạn đã học ở đâu đó để chuẩn bị cho kì thi, hãy nói bạn đã tự ôn luyện như thế nào
- Không nên nói tôi phải đạt được mức điểm này nọ…
- Không nên quá thân mật vồn vã, khi kết thúc hãy nói “thank you for your time” hoặc “it was nice meeting you” và rời khỏi phòng
- Không nên nói “bye-bye”
CHÚC BẠN THÀNH CÔNG!
(By Dương Vũ – IDV): https://www.facebook.com/duong5ting